Gia cảnh ngặt nghèo của một gia đình
Vài ngày gần đây, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh. Sáng nay 1.2, giá vàng vượt 2.800 USD/ounce. Tốc độ tăng giá này có phần nhanh hơn khá nhiều so với các dự báo đưa ra trước đó.Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng vẫn được các đơn vị kinh doanh như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Tập đoàn Phú Quý… niêm yết như trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán.Tại thời điểm 9 giờ 11 hôm nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mức mua vào và bán ra lần lượt 86,8 triệu đồng/lượng và 88,8 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, thị trường vàng "chợ đen" dịp tết Ất Tỵ dù bớt sôi động nhưng vẫn nhộn nhịp tin rao mua bán, đặc biệt trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động mạnh.Điểm đáng chú ý trong những ngày gần đây tại các hội nhóm mua bán vàng là chủ yếu các tin rao tập trung mong muốn bán vàng. Thông thường, người bán đều rao bán vàng với giấy tờ đầy đủ; các mức giá bán tiệm cận 90 triệu đồng/lượng. Có người rao bán một vài lượng, nhưng cũng có người muốn bán số lượng lên tới 25 - 30 lượng.Đêm muộn 31.1 (tức mùng 3 tết Ất Tỵ) và sáng 1.2 (tức mùng 4 tết Ất Tỵ), nhiều người rao bán vàng miếng SJC tại các hội nhóm trên Zalo, Facebook… ở mức 89,5 - 90 triệu đồng/lượng. Thậm chí, có trường hợp rao bán vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu ở mức 93 triệu đồng/lượng.Ở chiều mua vào, người mua chỉ đưa ra mức giá mong muốn khoảng 88,4 - 88,5 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương không ngạc nhiên khi vàng thế giới vượt mức 2.800 USD/ounce. Ông phân tích, từ đầu năm tới nay, xu hướng giá vàng tăng bị tác động bởi nhiều yếu tố, điển hình như yếu tố mùa vụ. Cuối năm là mùa lễ hội, tết, cưới hỏi tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc..., dẫn tới cao điểm nhu cầu về vàng.Ngoài ra, một số động thái của ông Donald Trump sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ như tuyên bố muốn sáp nhập Canada, muốn mua kênh đào Panama… làm căng thẳng địa chính trị thế giới gia tăng. Các yếu tố bất ổn gia tăng thúc đẩy xu hướng trú ẩn vào vàng, tạo chu kỳ tăng giá…Về giá vàng trong nước, ông Phương cho rằng khi kết thúc kỳ nghỉ tết Nguyên đán, vào ngày 3.2 (tức mùng 6 tháng giêng năm Ất Tỵ), ngày 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng sẽ điều chỉnh tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới.Trong khi vàng nhẫn 4 số 9 khó chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, thì vàng miếng SJC khả năng cao tăng lên 89,5 - 90 triệu đồng/lượng."Thông thường, giá vàng trong nước có xu hướng tăng trong 10 ngày trước và 10 ngày sau tết Nguyên đán. Sau tết, giá vàng có thể sẽ tăng tới ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), dù giá vàng thế giới tăng hay giảm. Tuy nhiên, sau ngày vía Thần tài, giá vàng trong nước thường điều chỉnh giảm, bởi vậy người mua vàng mang tính đầu tư cần hết sức chú ý yếu tố này", ông Phương nói.Trong khi đó, theo ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới, với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng trong nước hoạt động trở lại vào ngày 3.2, giá sẽ nhảy vọt. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm, với mức đỉnh đạt khoảng 2.900 USD/ounce.Trong dài hạn, ông Phương đưa ra dự báo giá vàng sẽ giữ nhịp tăng nửa đầu năm nay và bắt đầu "hạ nhiệt" từ tháng 7. Dù có giảm, giá vàng cũng không thể xuống dưới 2.500 USD/ounce.Trong khi đó, một số dự báo từ các chuyên gia, ngân hàng khác lại cho rằng, giá vàng cả năm 2025 có thể lên cao nhất 3.000 USD/ounce.CMC Global đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số ở thị trường quốc tế
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Giá USD hôm nay 20.4.2024: Ngân hàng Nhà nước công bố bán, giá đô chưa hạ nhiệt
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.
Ngày 19.1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Phan Thăng An, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, đã công bố quyết định của Ban Chấp hành T.Ư về việc điều động, chỉ định Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu I nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Quản Minh Cường sinh năm 1969, quê quán Hưng Yên, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, là tiến sĩ luật, cử nhân cảnh sát. Trước khi là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông từng đảm nhiệm công tác tại Bộ Công an, sau đó giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai...Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Quản Minh Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quyết tâm thực hiện thắng lợi 3 chương trình trọng tâm, 3 nội dung đột phá của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là phấn đấu thông tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong năm 2025.
‘Trẻ trâu’ đầu trần, lái xe máy lạng lách ‘cà khịa’ ô tô trên phố
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.